Phù Hiệu Xe Tải

Thủ Tục Làm Giấy Phép Kinh Doanh doanh nghiệp

BƯỚC 1: CHUẨN BỊ HỒ SƠ

Để việc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải được nhanh chóng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác các hồ sơ như sau:

 

STT HỒ SƠ LOẠI HỒ SƠ SỐ LƯỢNG GHI CHÚ
1 Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng
ô tô (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép.
Bản chính 01 Phụ lục 1 Thông tư 18 của Bộ GTVT ngày 06/08/2013
2 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy phép
đầu tư hoặc giấy phép thành lập
Bản sao 02 Bản sao công chứng (phải có ngành nghề kinh doanh vận tải)
3 Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải Bản sao 01 Bản sao công chứng (trung cấp trở lên)
4 Phương án kinh doanh của doanh nghiệp Bản chính 01 Phụ lục 3 Thông tư 18 của Bộ GTVT ngày 06/08/2013
5 Văn bản/ Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ
của bộ phận theo dõi an toàn giao thông
Bản chính 01
6 Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải Bản chính 01 Đối với kinh doanh xe khách, xe taxi… Phụ lục 6 Thông tư 18
7 Chứng từ chứng minh kho bãi Bản sao 01 Hợp đồng thuê, chủ quyền kho bãi…
8 Thiết bị giám sát hành trình theo chuẩn Bản sao 01 Hợp đồng, biên bản nghiệm thu, hóa đơn VAT…
9 Giấy giới thiệu của doanh nghiệp Bản chính 02 Cho người đi nộp hồ sơ
10 CMND của người đi nộp hồ sơ Bản chính 01

Lưu ý: 
– Trong giấy ĐKKD phải có mã ngành kinh doanh vận tải mới xin được Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.

– Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

+ Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên.

+ Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

– Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi cần phải có thêm: Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông (theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT); Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (Phụ lục 6 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT); Đối với đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao chụp giấy chứng nhận;

– Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông (theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT)

BƯỚC 2: NỘP HỒ SƠ

– Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Giao thông vận tải Tỉnh/Thành phố.
– Sau khi nộp hồ sơ xong, sẽ được cán bộ tiếp nhận cấp giấy hẹn trả kết quả
– Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 điều 20 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP

BƯỚC 3: NHẬN GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI

Đến ngày ghi trên giấy hẹn, Quý khách đến nơi ghi trên giấy hẹn đóng lệ phí và nhận giấy phép.

Cơ quan cấp: Sở Giao thông Vận tải

Thời hạn sử dụng của giấy phép: 07 năm

Lệ phí: tùy từng Tỉnh/Thành phố quy định các mức lệ phí khác nhau, lệ phí khoảng:
– Đối với cấp giấy phép lần đầu: 200.000 đồng/ giấy phép.
– Đối với cấp đổi, cấp lại giấy phép: 50.000 đồng/ giấy phép.
Để được tư vấn cụ thể Quý khách liên hệ hotline của chúng tôi theo số: 0989569383

Điểm Carsaler 0989.569.383

Email: [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/fawhyundaiveam
Linkedin: https://goo.gl/17Yv1T
Website: https://www.xetaimienbac.vn/

Share: